Theo văn hóa Á Đông thì “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, do đó khi vào những dịp quan trọng người ta thường tổ chức cúng kiếng trang trọng. Xây nhà cũng được xem như một trong những việc trọng đại của đời người, do đó trong suốt quá trình từ khi bắt đầu xây cho đến khi hoàn thành thường sẽ tổ chức nhiều buổi lễ để cầu chúc cho công trình được hoàn thành suôn sẻ, an toàn và mang đến nhiều tài lộc cho gia chủ. Cùng Không Gian Đẹp tìm hiểu các nghi lễ trong xây nhà mà gia chủ cần biết để thực hiện.
Từ xa xưa, người ta tin rằng mỗi mảnh đất đều có thần linh cai quản, việc xây nhà là động đến đất đai, nên cần phải xin phép và cầu mong sự phù hộ của các vị thần linh. Các nghi lễ trong xây dựng nhà cửa không chỉ thể hiện sự tôn kính đối với các thế lực siêu nhiên mà còn mang lại sự an tâm, vững tin cho gia chủ trong suốt quá trình xây dựng và sinh sống sau này. Sự trang nghiêm, thành tâm khi thực hiện các nghi lễ cũng là cách để gia chủ thể hiện sự trân trọng đối với công trình mà mình đang xây dựng.
Tùy theo phong tục tập quán và điều kiện của mỗi gia đình, các nghi lễ sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, thông thường khi xây nhà sẽ có các nghi lễ cơ bản như sau:
Lễ động thổ là nghi lễ đầu tiên trong quá trình xây cất nhà ở. Lễ cúng động thổ là nghi lễ nhằm xin phép Thổ thần cho động đất xây dựng vì trong quá trình xây cất sẽ có sự ồn ào, huyên náo gây ảnh hưởng đến các Thần linh cai quản mảnh đất và đồng thời cũng là cầu xin phù hộ cho công trình được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ, không gặp trắc trở.
Lễ cúng động thổ được xem như là buổi lễ quan trọng nhất trong quá trình xây nhà. Với những công trình mang mục đích kinh doanh thì việc cúng động thổ là không thể bỏ qua, động thổ để thổ địa phù hộ việc làm ăn và buôn bán thuận lợi hơn.
Thông thường lễ cúng động thổ phải cúng tam sinh, tuy nhiên theo thời gian mâm cúng cũng có thể thay bằng con gà, đĩa xôi và hoa quả… Sau khi làm lễ xong gia chủ sẽ cuốc phát cuốc đầu tiên để trình thổ thần cho động thổ, sau đó công nhân sẽ chính thức bắt đầu làm việc.
Người ta thường hay nhầm lẫn Lễ động thổ và Lễ khởi công xây dựng là cùng một nghi lễ, tuy nhiên đây là hai buổi lễ với tính chất khác biệt.
Xét về mặt tâm linh thì cả hai đều là nghi thức cầu mong sự thuận lợi, mang lại may mắn cho gia chủ khi tiến hành xây cất công trình. Nếu Lễ động thổ chính là nghi lễ xin phép Thổ thần khu đất thì với Lễ khởi công lại là nghi lễ để báo cáo với các vong linh, tổ nghề của một đơn vị thi công để mong các ngài chứng giám và phù hộ độ trì tiến độ thuận lợi.
Thêm một điểm khác biệt nữa giữa hai buổi lễ chính là thời gian tổ chức. Lễ động thổ được tổ chức trước, vào thời điểm công trình được cấp phép và chủ đầu tư tiếp nhận mặt bằng xây dựng. Lễ khởi công được tổ chức sau ngay khi chính thức xây dựng. Hai buổi lễ này có thể được gộp thành một để tổ chức hoặc tách ra nếu chủ đầu tư chưa xây dựng ngay, khi đó có thể làm lễ động thổ trước.
Lễ cất nóc hay còn gọi là lễ Thượng Lương, đây là nghi lễ thường được tổ chức khi xây dựng những công trình lớn hoặc những công trình có ý nghĩa quan trọng với gia chủ.
Như người ta vẫn thường hay nói “nhà thì phải có nóc”, bộ phận nóc nhà là vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ, che nắng cho mưa và hoàn thiện ngôi nhà. Lễ cất nóc là nghi lễ báo cáo với thần linh việc ngôi nhà đã hoàn thành phần thô, cầu mong sự che chở, vững chãi cho mái nhà.
Gia chủ cần lựa chọn ngày, giờ phù hợp với tuổi và hợp mệnh để mong suôn sẻ và tránh những sai sót. Buổi lễ sẽ được diễn ra với bàn lễ đầy đủ… Sau khi đọc bài khấn gia chủ đặt viên gạch đầu tiên lên đó rồi đổ mái.
Nhập trạch hay còn được hiểu là lễ dọn vào nhà mới. Đây là lễ khai báo với các vị quan cai quản khu vực đó về việc chủ nhà sẽ chuyển đến ở nơi làm lễ. Với buổi lễ này chủ nhà cần báo cáo việc ngôi nhà đã được làm xong và cảm ơn các vị thần đã phù hộ cho quá trình xây dựng.
Cũng như những nghi lễ khác, khi làm lễ nhập trạch gia chủ cần chuẩn bị một mâm lễ với đầy đủ hoa quả, đồ cúng và nhang đèn,.. Sau khi chuẩn bị mâm cúng, gia chủ mặc quần áo chỉnh tề và thực hiện các nghi thức cúng bái.
Lễ tân gia thường đi kèm một buổi tiệc mừng nhà mới. Gia chủ thường chọn ngày lành tháng tốt để mời mọi người đến cùng chung vui. Với phần lễ cúng gọi là cáo gia tiên và phần tiệc rượu vui vẻ cùng người thân, bạn bè.
Theo phong thủy, ngôi nhà mới thường lạnh lẽo vì chưa có người ở, việc làm lễ tân gia khiến cho ngôi nhà có thêm nhiều sinh khí và ấm áp.
Lễ cúng tân gia cũng là buổi lễ cuối cùng, các nghi lễ trong xây nhà xem như hoàn tất, gia chủ có thể yên tâm ở trong ngôi nhà mới.
Những lưu ý khi thực hiện các nghi lễ khi làm nhà gia chủ cần nhớ
Việc thực hiện các nghi lễ trong xây nhà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, thể hiện sự tôn kính đối với thần linh và mong muốn có được suôn sẻ và may mắn. Tuy nhiên, xây nhà cần nhiều sự đầu tư, bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các nghi lễ, gia chủ cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính, kỹ thuật và lựa chọn một đơn vị thi công uy tín để đảm bảo công trình được hoàn thành một cách tốt nhất.
Xem thêm:
=======================================
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Không Gian Đẹp - KGD Design & Build
Văn Phòng TP.HCM: Số 68 đường Song Hành, Mỹ Hòa 1, Xã Trung Chánh, Huyện Hóc Môn, Tp.HCM.
Hotline: 0931 329 379 - 0907 287 988 ( Mr. Phương )
Văn Phòng Nha Trang: Số 25 Trịnh Phong, Phường Phước Tiến, TP.Nha Trang
Hotline: 0909 516 265 ( Mr. Lam )
Xưởng Mộc: 72/3C Mỹ Hòa 1, Xã Trung Chánh, Hóc Môn, Tp.HCM.